Kết quả tìm kiếm cho "sửa chữa 431 căn nhà"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 15
Những kết quả, thành tựu đó đạt được là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự vào cuộc, giám sát, đồng hành của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2023, do Ban biên tập Tin kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam bình chọn.
Sáng 16/10, tại Trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI) với chủ đề “Đồng hành và phát triển” đã được tổ chức. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 có nhiều quy định mới so với luật năm 2005. Trong đó, quy định quyền đăng ký sáng chế, quyền liên quan đối với tác phẩm, tiền bản quyền...
Trong 11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, duy nhất Tri Tôn (tỉnh An Giang) là huyện nghèo giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định 353/QĐ-TTg, ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cơ sở để huyện Tri Tôn được đầu tư phát triển, trong đó có xây cất nhà cho hộ nghèo, cận nghèo.
Năm 2022, toàn tỉnh vận động nguồn lực cất mới 2.235 căn nhà Đại đoàn kết, trị giá trên 103 tỷ đồng; sửa chữa 185 căn trị giá 2,7 tỷ đồng. Chương trình trao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mang ý nghĩa sâu sắc, góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội.
Đó là niềm tin vững chắc của các thế hệ Hội Cựu chiến binh trong tỉnh An Giang và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Một bên là những người lính đã hoàn thành nhiệm vụ với quân đội, trở về cuộc sống đời thường. Một bên là những người lính ngày ngày khoác lên mình bộ quân phục, ra sức cống hiến vì trọng trách được giao. Nhưng họ luôn cùng chung sứ mệnh “Bộ đội Cụ Hồ”, sát cánh trên mọi lĩnh vực.
Năm 2021 có quá nhiều khó khăn, thử thách, khi đại dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp. Như nhiều địa phương khác, tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn TP. Long Xuyên đều chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, với sự chủ động, linh hoạt, “Tương thân tương ái”, toàn thành phố chung sức, đồng lòng, khơi thông mọi nguồn lực phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội. Nhìn lại năm qua, thành phố quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng luôn có những điểm sáng đáng tự hào.
TP.HCM triển khai nhiều hoạt động nhằm đảm bảo an sinh xã hội, nhất là hỗ trợ những đối tượng lao động thu nhập thấp, nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội; thực hiện phương thức “đi chợ hộ” cho dân.
Theo các số liệu được báo cáo, thu ngân sách nhà nước đã vượt dự toán 8,5%, nhiều khoản thu đạt hoặc vượt dự toán thể hiện những diễn biến khả quan của tình hình kinh tế, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, các ngành, các cấp trong việc tổ chức triển khai các giải pháp quản lý thu, đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý thuế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Tính 6 giờ sáng 7-5 (giờ Việt Nam), COVID-19 đã lây lan tới 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 4.417.219 ca nhiễm, 297.324 ca tử vong, riêng Mỹ số tử vong đã là 84.971 ca.
Bộ Nội vụ cho biết, trong số 45 tỉnh, thành phố xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019 - 2021, đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết sắp xếp của 43 địa phương, còn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Kiên Giang chưa gửi hồ sơ đề án.